PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE
Phong cách thiết kế nội thất Indochine còn được gọi là phong cách Đông Dương, là sự giao thoa bản sắc giữa Á - Âu và tạo nên phong cách thiết kế vừa cổ kín lại vừa đẳng cấp thời thượng. Phong cách là sự giao hưởng của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, nó là sự hoài niệm về thời gian đã qua, mang dấu ấn rất riêng biệt và huyền bí của kiến trúc Việt Nam ngày xưa và sự thời thượng kèm lối sống cởi mở của người dân phương Tây.
Phải nói làm sao nhỉ? Phong cách Đông Dương gần như được ví von có sự huyền bí như mẫu phụ nữ Pháp, có chút gởi cảm thu hút lại không kém phần kín đáo khó nắm bắt. Một điều thực tế rằng, phong cách này đã được mang đến Việt Nam từ thời xưa cũng chính từ những người dân Pháp lúc bây giờ đang trú ngụ và muốn mang bản sắc văn hóa nước họ đến Việt Nam. Có một điều chúng ta không thể phủ định rằng phong cách của người Pháp thực sự đáng học hỏi và tôn sùng, đặc biệt là những ai yêu thích nước Pháp.
Thêm một nguồn dữ liệu nữa đến các bạn đọc, rằng phong cách Đông Dương được gọi là Indochine với lý do nó được dịch ra từ Tiếng Pháp để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung - Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Là sự kết nối giữa kiến trúc Tân Cổ Điển đầy lãng mạn của nước Pháp và nét đặc trưng về văn hóa truyền thống Á Đông.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
1. Phong Cách Indochine đến từ đâu?
Như đã đề cập ở trên, phong cách Indochine là sự kết hợp Đông - Tây nhằm mang đến một phong cách kiến trúc độc đáo từ hai bầu trời hòa làm một. Như thực chất nó được mang đến Việt Nam từ khi nào?
Từ một nguồn dữ liệu xa xưa, phong cách Đông Dương được mang đến Việt Nam bởi một kiến trúc sư người Pháp. Ernest Hébrard (1875-1933) là người đặt nền móng đầu tiên cho lối kiến trúc Indochine tại Việt Nam. Ông Hébrard là một nhà khảo cổ học, khảo cổ học và cũng là nhà quy hoạch nổi tiếng thời điểm lúc bấy giờ. Vị Kiến trúc sư này có những công trình nổi tiếng như:
+ Sở tài chính Đông Dương
+ Đại học tổng hợp Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội)
+ Viện Pasteur (Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương)
+ Trường Viễn Đông Bác Cổ (Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam)
2. Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất Indochine
* Màu sắc phù hợp với khí hậu nhiệt đới
Yếu tố màu sắc là thứ quyết định đầu tiên đến cái hồn tổng thể của không gian nội thất, phong cách này có đặc tính là sự gần gũi, thân thuộc, mang đến sự hoài cổ nên màu chủ đạo của phong cách Indochine có thiên hướng gam màu nóng ấm như vàng kim, vàng nhạt, xanh đại dương, xanh đậu,...
(nguồn ảnh: sưu tầm)
Mặt khác, những gam màu nóng hơn như đỏ, cam, vàng, tím cũng có thể sử dụng trong gam màu này trong một vài họa tiết, bởi những gàm màu này khá nhạy cảm và chúng ta cần điều tiết khi sử dụng nó trong việc trang trí nội thất.
* Chất liệu gỗ được ưu tiên sử dụng trong phong cách Indochine
Gỗ là chất liệu được chọn lựa trong nhiều phong cách khác nhau bởi sự sang trọng và đẳng cấp mà nó mang đến. Đối với những phong cách Cổ Điển hoặc Tân Cổ Điển thường được sử dụng nội thất Gỗ nhầm mang lại cảm giác quyền thế, đẳng cấp thời thượng. Không chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ mà chất liệu gỗ còn mang đến độ bền tốt cho các công trình, lối kiến trúc sang trọng bởi tính chất bền chắc, gam màu trầm nóng và vân gỗ đẹp nếu là gỗ tự nhiên.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
* Chất liệu tre được sử dụng như thế nào trong phong cách Indochine?
Sau chất liệu gỗ được sử dụng trong nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau thì chất liệu tre được chọn lọc sao cho phù hợp với từng phong cách, bởi chất liệu tre mang đặc tính truyền thống, cổ kín và hoài niệm. Đối với kiến trúc Việt Nam thì hình ảnh tre rất quen thuộc trong các nhà hàng những nơi như Huế, Hội An, Đà Nẵng, thậm chí là những quán theo phong cách cổ xưa tại Sài Gòn. Với sự dẻo dai của tre và tính bền bỉ của nó, tre có thể tạo thành nhiều hình dáng khác nhau cũng với những đồ dùng trang trí độc đáo từ chất liệu này.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
* Chất liệu gạch được sử dụng trong phong cách Đông Dương có phần khác biệt
Tại sao nói rằng phần chọn lựa gạch trong phong cách Đông Dương có phần khác biệt? Đó là vì khi thực hiện việc thi công và trang trí nhà có những mặt hoàn toàn khác so với phong cách hiện đại và những phong cách còn lại bởi phong cách Indochine mang âm hưởng cổ xưa và len lỏi trong đó là sự lãng mạn của nước Pháp.
Phần gạch cần được chú trọng để bổ trợ cho những đồ vật trang trí khác sao cho phù hợp với phong cách Đông Dương. Những loại gạch như gạch nung, gạch bông thường được sử dụng để ốp lát sàn, ốp tường nhầm tạo nên vẻ mộc mạc cổ xưa, vừa mang đến sự tinh tế, sang trọng cho không gian.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
Ngoài những món nội thất thông dụng dành cho ngôi nhà, thêm vào đó có những món phụ để tăng phần độc đáo và cổ kín cho phong cách này như vách ngăn, bình phong, phản gỗ, tranh sơn dầu,...
3. Vì sao Phong Cách Indochine được sáng giá trong việc chọn lựa thiết kế cho biệt thự và nhà hàng sang trọng?
Hẳn là nhịp sống hiện đại thì mọi người thường hướng đến yếu tố tiện nghi và những sản phẩm công nghệ được lên ngôi nên phong cách thiết kế hiện đại cũng được chào đón rất nhiều. Thế nhưng đối với gia chủ có lối sống yêu thích sự mộc mạc đầy cổ kín và phong cách hoài niệm trong không gian sống của mình thì việc chọn lựa phong cách Đông Dương là hoàn toàn dễ hiểu.
Phong cách Đông Dương để mường tượng một cách gần gũi đối với Việt Nam đó chính là phong cách của các đại gia tại bến Thượng Hải ngày xưa, hình ảnh nổi bật đó được ngành điện ảnh Hong Kong - Trung Quốc mang đến công chúng vô cùng rộng rãi. Những năm 70 - 80, phong cách Đông Dương trong ngành điện ảnh Trung Quốc là biểu tượng sáng giá cho cái chất "Vương Giả" của người Á Đông nói chung.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
Những điều mà phong cách Indochine khiến nhiều người yêu thích:
- Tinh tế và sang trọng: Như đã nói ở trên, phong cách Indochine nó mang đến cảm giác quyến rũ và mê hoặc như một cô nàng Pháp. Ta có thể so sánh ví vòn kiểu phong cách này như câu: " Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông". Như sự nồng nàn, say đắm trong cách yêu của người Pháp hòa vào cái sự cổ truyền và e thẹn của người Á Đông. Nó là sự kết hợp giữa thượng lưu, xa xỉ và nét thi vị, kín đáo. Sự độc đáo ấy đến từ tính cứng rắn, bền chặt của gỗ & đá cùng với nét dẻo dai thanh mảnh của tre nứa. Sự hoàng kim ấy đến từ những món đồ trang trí bằng Đồng, nghệ thuật chạm khắc và hoa văn tinh tảo trong từng sản phẩm nội thất mà gia chủ chọn lựa.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
- Phù hợp với nhiều không gian: Phong cách Đông Dương có thể thiết kế đa dạng với những không gian khác nhau như Biệt thự, Khách sạn, Nhà hàng, Căn hộ chung cư, những căn Villa ... điều này không làm giới hạn không gian áp dụng thiết kế cho phong cách độc đáo này.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
- Tạo cảm giác thư thái trong không gian hoài niệm: Bỏ lại sự nhộn nhịp và vây quanh những ứng dụng công nghệ, ở trong không gian được thiết kế dựa trên phong cách Đông Dương giống như trở về nơi yên tĩnh và an trú. Cách thiết kế gần gũi với thiên nhiên và những vật dụng được sử dụng mộc mạc có thể kéo con người gần với những năm 80 - 90 cũng là một phong cách mà nhiều người yêu thích trong thế hệ trẻ ngày nay.
(nguồn ảnh: sưu tầm)
Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Tổ Ong để tìm hiểu thêm nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhé.